Cỗ Bát Tràng có gì đặc sắc? 4 địa chỉ nấu cỗ Bát Tràng nổi tiếng
Cỗ Bát Tràng được xem là tinh hoa ẩm thực hội tụ đầy đủ hương vị truyền thống Việt Nam. Đến Thủ đô, bạn hãy thả mình vào hành trình ẩm thực đong đầy cảm xúc tại làng Bát Tràng.
Cỗ Bát Tràng có những chi tiết tinh tế trên các bát, đĩa gốm hòa quyện với những món ăn truyền thống độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)
Không chỉ là một bữa ăn truyền thống, cỗ Bát Tràng còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự tinh tế và đam mê của những người thợ gốm cũng như nghệ nhân nấu bếp tại làng Bát Tràng. Đến du lịch Bát Tràng, bạn sẽ thấy sự kỳ công và sáng tạo trong từng chi tiết của mỗi món ăn vô cùng đặc sắc.
1. Cỗ Bát Tràng xưa – nét văn hoá đặc sắc của người làng gốm
Cỗ Bát Tràng xưa là một bức tranh tươi đẹp về văn hóa và ẩm thực của người làng gốm Bát Tràng từ hàng thế kỷ trước. Những mâm cỗ này không chỉ đơn giản là bữa ăn, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, sáng tạo, thể hiện tâm huyết, niềm đam mê của các nghệ nhân và đầu bếp tại làng gốm.
1.1. Những món ăn mang thương hiệu “cỗ Bát Tràng”
Tương tự như mâm cỗ Hà Thành, mâm cỗ cổ truyền Bát Tràng ngày Tết thường gồm 4 bát, 6 đĩa và có thể nhiều hơn cho gia đình lớn là 6 bát, 8 đĩa. Bên cạnh các món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, canh bóng, xôi vò, nộm su hào… điểm độc đáo của cỗ Bát Tràng là những món đặc biệt như canh măng mực, su hào xào mực, nem chim câu, chả tôm cuốn lá lốt…
Món nổi bật nhất chính là canh măng mực xé sợi với hương vị đặc trưng danh bất hư truyền. Bên cạnh đó, món su hào xào mực kết hợp vị ngọt tự nhiên của su hào với sự giòn sần sật của mực cũng thu hút nhiều thực khách. Chả tôm cuốn lá lốt giòn rụm và thơm ngon từ việc nướng trên than hoa ăn kèm sốt mè hấp dẫn cũng là một món ăn độc đáo.
Ngoài những món đặc sắc, người dân Bát Tràng cũng đặc biệt tận tâm khi chế biến các món ăn truyền thống như gà luộc, canh bóng… tạo nên mâm cỗ Tết đậm nét riêng của vùng miền.
Những món ăn đặc sắc trong mâm cỗ Bát Tràng với hương vị tinh tế của nghệ thuật ẩm thực truyền thống Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
1.2. Cách trình bày món ăn vô cùng khéo léo, tinh tế
Khi thưởng thức cỗ Bát Tràng, bạn sẽ trải nghiệm không chỉ vị ngon mà còn cả vẻ đẹp tinh tế. Các món ăn được chế biến một cách tỉ mỉ và thuần thục, mâm cỗ luôn ấn tượng với cách trình bày khéo léo và hấp dẫn. Mỗi món trên bàn được bài trí cẩn thận, tạo ra một bữa tiệc đầy sự quyến rũ. Điều này thể hiện tình yêu và sự tận tâm của các nghệ nhân đối với ẩm thực truyền thống.
Đến nay, có 5 nghệ nhân ẩm thực từ làng Bát Tràng đã được công nhận là Nghệ nhân văn hóa nghệ thuật ẩm thực làng nghề Việt Nam. Họ là những người đại diện xuất sắc, giới thiệu và truyền bá ẩm thực Bát Tràng với thực khách. Điều này là minh chứng rõ ràng cho việc cỗ Bát Tràng không chỉ thu hút vị giác bằng hương vị ẩm thực truyền thống, mà còn tôn vinh tài năng và đam mê của các nghệ nhân Bát Tràng.
Mâm cỗ Bát Tràng là nơi mọi chi tiết được bài trí với sự khéo léo và tinh tế tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đẹp mắt (Ảnh: Sưu tầm)
2. Tìm hiểu canh măng mực – “tinh tuý” trong mâm cỗ Bát Tràng
Canh măng mực là một món ăn đặc biệt của cỗ Bát Tràng và nghệ nhân Nguyễn Thị Lâm là người giữ bí quyết chế biến món này. Nguyên liệu quan trọng cho canh măng mực bao gồm măng khô Thanh Bì và mực cái Thanh Hóa. Khâu sơ chế nguyên liệu vô cùng cầu kỳ, từ xử lý mực và măng cho đến việc chọn lọc và chế biến. Món canh này được ninh trong nước luộc gà và tôm he để tạo ra hương vị đậm đà thơm ngon. Canh măng mực Bát Tràng thường được thực khách yêu thích bởi hương vị cân bằng và sự hòa quyện độc đáo của các thành phần, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực tinh tế và đặc sắc.
Canh măng mực là một tinh hoa của ẩm thực Bát Tràng mang hương vị đậm đà và sự cân bằng tuyệt vời (Ảnh: Nguyễn Lợi)
3. Thưởng thức cỗ Bát Tràng ngon chính hiệu ở đâu?
Ăn cỗ Bát Tràng ở đâu? Khi bạn tìm kiếm trải nghiệm ẩm thực đặc sắc tại Bát Tràng, có một số địa điểm nổi tiếng để thưởng thức cỗ Bát Tràng ngon chính hiệu. Hãy cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng của làng nghề gốm sứ đặc biệt này.
3.1. Nhà của nghệ nhân ẩm thực Hòa Thu (Phạm Thị Hoà)
Tại đây, du khách sẽ bước vào một không gian truyền thống thực sự, thưởng thức các món ăn được nghệ nhân nấu cỗ Bát Tràng Hòa Thu giữ gìn từ những bí quyết gia truyền. Không chỉ về ẩm thực, mà cả về trải nghiệm văn hóa và lịch sử, nhà hàng Hòa Thu là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn đặt chân đến Bát Tràng.
Địa chỉ: Thôn 1, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 09:00 – 20:00
Nhà của nghệ nhân ẩm thực Hòa Thu là một điểm đến thú vị cho những ai muốn trải nghiệm mâm cỗ truyền thống của Bát Tràng (Ảnh: Sưu tầm)
3.2. Nhà của nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Diệu Hoài
Nhà của nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Diệu Hoài, còn được gọi là Nhà cổ Tràng An, nằm tại thôn 2, làng cổ Bát Tràng. Đây là một trong những ngôi nhà cổ quý hiếm được thành phố coi trọng và bảo tồn từ năm 2001. Khi bạn ghé thăm Nhà cổ Tràng An, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian truyền thống với kiến trúc cổ điển độc đáo.
Địa chỉ: Số nhà 32, thôn 2, làng cổ Bát Tràng
Giờ mở cửa: 09:00 – 20:00
Nhà cổ Tràng An là địa điểm ăn cỗ Bát Tràng cho thực khách cơ hội thưởng thức những bữa ăn ngon chính hiệu (Ảnh: Sưu tầm)
3.3. Nhà của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm
Nhà của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm đặc biệt bởi được xây dựng theo kiến trúc Pháp. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất trong làng Bát Tràng mang đậm dấu ấn của Pháp. Đến đây, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức mâm cỗ nghệ nhân Bát Tràng với những món ăn truyền thống đậm đà hương vị Việt như canh măng mực khô, canh bóng, nộm bò khô, chim hầm cốm hạt sen…
Địa chỉ: Thôn 1, làng Bát Tràng
Giờ mở cửa: 09:00 – 20:00
Nhà cổ kiến trúc Pháp là không gian lý tưởng để trải nghiệm sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật ẩm thực và kiến trúc độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)
3.4. Nhà Hàng Tinh Hoa – Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt
Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng nhà hàng được dẫn dắt bởi nghệ nhân ẩm thực Hà Thị Vinh đã tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vô cùng đáng nhớ. Với không gian tổ chức sự kiện mang phong cách của Cung đình Huế. Tới đây bạn sẽ được thưởng thức cỗ Bát Tràng trong một không gian sang trọng, đậm đà bản sắc Cung đình Việt Nam, thưởng thức cỗ Bát Tràng – cỗ tiễn vua nổi danh xứ Kinh Kỳ.
Địa chỉ: Số 28, đường Làng cổ, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Giờ mở cửa: từ 8h – 17h (nhận đặt cỗ tối).
Cỗ Bát Tràng - cỗ tiến vua được trang trí một cách tỷ mỉ, tinh tế
Cỗ Bát Tràng - cỗ tiến vua được trang trí một cách tỷ mỉ, tinh tế
Không gian Hội trường Cung Đình mang âm hưởng xưa
Ngoài việc thưởng thức cỗ Bát Tràng chính gốc, hãy dành chút thời gian để khám phá những trải nghiệm thú vị khác tại làng cổ Bát Tràng. Bạn có thể tự tay nặn sản phẩm gốm sứ của riêng mình tại các xưởng thủ công, là cơ hội tuyệt vời để thể hiện tài năng nghệ thuật của bạn và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.
Đừng quên ghé thăm bảo tàng gốm Bát Tràng, tìm hiểu thêm về lịch sử và nghệ thuật gốm sứ nơi đây. Đến bảo tàng, bạn sẽ được ngắm nhìn những tác phẩm gốm sứ tuyệt đẹp, học hỏi về quy trình sản xuất truyền thống và hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của nghề làm gốm sứ độc đáo.
Bảo tàng gốm Bát Tràng – Nơi lưu giữ và trưng bày những tác phẩm gốm sứ độc đáo
(Ảnh: Sưu tầm)
Bảo tàng gốm Bát Tràng – Nơi lưu giữ và trưng bày những tác phẩm gốm sứ độc đáo
(Ảnh: Sưu tầm)
>>> Thông tin giá vé Bảo tàng Gốm Bát Tràng
>>> Hoa hậu du lịch thế giới và hành trình quảng bá Bát Tràng