Lý giải nguyên nhân Bát Tràng trở thành làng khoa bảng

Là một làng nghề truyến thống với lịch sử hàng ngàn năm, làng Bát Tràng còn nổi tiếng với danh xưng “Làng khoa bảng”. Một làng nghề nhỏ nằm ở ven sông chỉ có hơn 700 hộ dân nhưng có tới 364 các vị tiên nho tiên hiền, 1 trạng nguyên, 8 tiến sĩ và 2 quận công. Vậy thì yếu tố nào giúp một làng nghề nhỏ lại có được những thành tích đáng nể như vậy?

 
Là một làng nghề truyến thống với lịch sử hàng ngàn năm, làng Bát Tràng còn nổi tiếng với danh xưng “Làng khoa bảng”. Một làng nghề nhỏ nằm ở ven sông chỉ có hơn 700 hộ dân nhưng có tới 364 các vị tiên nho tiên hiền, 1 trạng nguyên, 8 tiến sĩ và 2 quận công. Vậy thì yếu tố nào giúp một làng nghề nhỏ lại có được những thành tích đáng nể như vậy?
 
Đầu tiên phải kể đến việc Bát Tràng có đầy đủ các yếu tố về “địa lợi”. Làng thuộc huyện Gia Lâm – là huyện đứng đầu về khoa mục của phủ Thuận An (Thuận Thành); văn học tương đương với phủ Từ Sơn; thói quen chiều chuộng văn nhã. Làng nằm cạnh Thăng Long – vùng đất có bề dày “nghìn năm văn hiến”, kinh tế phát triển, nhân tài nhiều, con người tạo điều kiện thuận lợi để học hành phát triển tài năng.
 
Thứ hai, với vị trí địa lợi “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, Bát Tràng có điều kiện phát triển các nghề thủ công buôn bán, hiệu suất cao. Do đó giúp dân làng có đời sống kinh tế ổn định và dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho con em ăn học, thay đổi thân phận của mình, như tổng kết của người làng:
Nghề (gốm, buôn) -> Tiền -> Học -> Làm quan.
 
Thứ ba, làng có chế độ khuyến học tương đối thoả đáng. Trong hội làng có 4 chiếu trang trọng nhất ở trong đình, trong đó chiếu thứ hai dành cho những người đỗ tiến sĩ, khi không có người đỗ thì chiếu đó vẫn để trống. Xưa kia tuần phiên ngoài việc bảo vệ, còn có trách nhiệm đôn đốc việc học của các trò trong làng. Làng có văn chỉ (văn từ), đây là nơi thờ Khổng Tử và các vị tiên nho tiên hiền của làng, nơi sinh hoạt dành riêng cho những người đỗ tú tài trở lên mới được dự, còn bình thơ, bàn việc học là “quyền riêng” của những người có khoa mục.
Văn chỉ (văn từ của làng Bát Tràng)
Thứ tư phải kể đến đó là nhờ đức hy sinh và công lao to lớn của của những người vợ, người mẹ Bát Tràng. Từ xưa, việc nuôi chồng nuôi con ăn học, thành đạt được coi là niềm tự hào và là “tiêu chí” của phụ nữ Bát Tràng. Họ là chủ lò, tần tảo ngược xuôi để chồng con được chuyên tâm vào việc học, không phải bận tâm gì vào việc gia đình. Dù ở hoàn cảnh nào, người phụ nữ cũng biết tự tính toán sắp đặt sao cho chu đáo đời sống gia đình.
 
Và đó chính là những lý do tại sao làng Bát Tràng lại có bề dày học tập sâu dày như vậy.