NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ DÒNG HỌ LÊ – BÁT TRÀNG

Làng Bát Tràng không những là một làng nghề, mà còn là một làng văn với truyền thống hiếu học sâu dày. Ngày nay còn lại 19 dòng họ vẫn quần tụ nối nghiệp cha ông trên mảnh đất quê hương. Tiêu biểu trong số đó là dòng họ Lê với 55 vị danh nhân, 7 thủ khoa, 3 tiến sĩ. 

Đây là một dòng họ có truyền thống hiếu học rất sâu dày, lấy nhân nghĩa làm gốc, phụng sự đất nước. Trong gia phả của dòng họ có ghi rõ về truyền thống truyền đời:
ĐOÀN KẾT – HIẾU HỌC – NHÂN NGHĨA – YÊU NƯỚC

Nhà thờ họ Lê - tọa lạc tại làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Góp phần cống hiến với quê hương, họ Lê có tới 55 vị danh nhân, 7 thủ khoa, 3 tiến sĩ, trong đó có một vị làm giám hiệu trường Quốc tử Giám. Đặc biệt có gia đình cụ Lê Trí Đạo – sinh năm 1650 – cụ thi tam trường làm quan tới chức Thừa chính sứ Đông. Hai con cụ dạy dỗ đều đỗ tiến sĩ là Lê Hoàn Viện và Lê Hoàn Hạo. Cả ba cha con cùng là đại thần triều Lê, cụ Lê Trần Cẩn văn võ song toàn làm quan tại triều Lê 1740 – 1767. Đời vua Lê Cảnh Hưng, cụ được cử sang sứ Trung Quốc hai lần, khi về cụ được phong làm anh liệt tướng quân. Chỉ huy đội hải quân và tượng binh. Phong tước Giảng nghĩa hầu khi đất Lào loạn lạc, vua Lào đề nghị cụ được vua Lê cử sang Lào giúp Lào ổn định đất nước. Khi nước Lào hưng thịnh vua Lào phong cụ làm quận công và gửi tặng vua Lê 52 thớt voi, khi về nước cụ được khen ngợi và thăng chức từ Tước Hầu lên Tước Công. Như vậy cụ là người duy nhất làm quận công hai nước trong lịch sử. Nhà thờ còn đôi câu đối vua ban cho cụ:
Tiến sĩ, Trạng nguyên thiên hạ hữu
Quận Công lưỡng Quốc thế gian vô
Lăng mộ ngài hiện nay vẫn đang được thờ tại Gò Én thuộc thôn Xuân Thuỵ, Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.


Với truyền thống yêu nước cống hiến sâu dày như vậy, dòng họ Lê còn Vinh dự được vua Tự Đức đề ban khen:
Quốc trung thần, gia hiếu tử, thiên hạ trì danh
Văn tiến sĩ, võ Quận Công, lịch triều phong tặng.

 

Gia đình dòng họ Lê ngày nay (ảnh sưu tầm)

Tiếp nối truyền thống dòng họ, về sau này họ Lê cũng vô cùng nhiều nghệ nhân tài giỏi tiêu biểu như nghệ nhân Lê Văn Vấn. Cụ là người được phong tặng nghệ nhân thời Pháp, là giảng viên khoa gốm khoá đầu tiên của trường Đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Công lớn nhất của cụ chính là hệ thống hoá các kiến thức về nghề Gốm một cách khoa học và bài bản đưa lên giảng đường đại học để giảng dạy và truyền lại cho con cháu đời sau.